Xuất Khẩu Mỹ Phẩm

Xuất Khẩu Mỹ Phẩm

Ngành công nghiệp mỹ phẩm là một trong những lĩnh vực kinh doanh phát triển mạnh mẽ hiện nay. Ngoài những hoạt động sản xuất trong nước, xuất khẩu mỹ phẩm từ một quốc gia sang các quốc gia khác đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để đảm bảo chất lượng, an toàn và tuân thủ các quy định quốc tế liên quan.

Ngành công nghiệp mỹ phẩm là một trong những lĩnh vực kinh doanh phát triển mạnh mẽ hiện nay. Ngoài những hoạt động sản xuất trong nước, xuất khẩu mỹ phẩm từ một quốc gia sang các quốc gia khác đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để đảm bảo chất lượng, an toàn và tuân thủ các quy định quốc tế liên quan.

Bước 2: Kê khai thông tin trên tờ khai hải quan

Doanh nghiệp cần thực hiện hai bước sau:

Doanh nghiệp nên tuân thủ quy định của Chi cục Hải quan địa phương và tham gia quá trình đăng ký khai hải quan để đảm bảo tuân thủ pháp luật và hoàn thành các thủ tục hải quan một cách chính xác và đúng hẹn.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện phân luồng tờ khai.

Trong trường hợp tờ khai hải quan được nộp dưới dạng điện tử, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan sẽ quyết định phân luồng tờ khai và thông báo trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong các hình thức sau đây:

Luồng 1: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan. Trong trường hợp này, thông tin khai trên tờ khai hải quan được chấp nhận và tiếp tục quá trình xử lý hải quan.

Luồng 2: Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trong trường hợp này, cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra các chứng từ liên quan và xác nhận thông tin trên tờ khai hải quan.

Luồng 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trong trường hợp này, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa dựa trên các chứng từ liên quan và xác nhận thông tin trên tờ khai hải quan.

Quyết định phân luồng và thông báo trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan được thực hiện để xác định quá trình xử lý hải quan cho tờ khai hải quan điện tử và đảm bảo việc kiểm tra thông tin, chứng từ và hàng hóa diễn ra một cách hiệu quả và đáng tin cậy.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan hàng xuất khẩu

Để đảm bảo thực hiện đúng các thủ tục xuất khẩu mỹ phẩm, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan gồm các giấy tờ sau:

Lưu ý rằng các yêu cầu giấy tờ có thể thay đổi tùy theo quy định của từng quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, bạn nên tham khảo cụ thể quy định của địa phương để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình xuất khẩu mỹ phẩm.

Tìm hiểu thêm bài viết liên quan: – https://thutucxuatnhapkhau.com/thu-tuc-nhap-khau-my-pham/

Door to Door Việt luôn sẵn sàng cho bất kỳ câu hỏi nào từ Quý vị.

Bộ phận hỗ trợ chúng tôi hoạt động 24/7.

Bạn có thể liên hệ đến Hotline:  0886 28 8889. Hoặc vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới:

THỦ TỤC CẤP GCN LƯU HÀNH TỰ DO CHO MỸ PHẨM

Hãng Luật Khánh Dương chuyên cung cấp dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) cho các sản phẩm mỹ phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

I. GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO (CFS) LÀ GÌ?

- Là Giấy chứng nhận do Cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho Thương nhân xuất khẩu mỹ phẩm ghi trong CFS để chứng nhận rằng mỹ phẩm đó được sản xuất và lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

- Sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước không nhất thiết phải được bán thực tế tại nước sản xuất mà chỉ cần được phép bán, lưu hành tại thị trường này là có thể được cấp CFS.

- Thường do các Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành như Bộ Y tế cấp.

- Sản phẩm mỹ phẩm được cấp CFS khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Bản đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của Thương nhân.

- Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp của Thương nhân.

- Danh mục các Cơ sở sản xuất (nếu có) của Thương nhân.

* Mọi thay đổi trong Hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Cơ quan cấp CFS nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp CFS. Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần.

III. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ: 12 - 15 ngày làm việc.

- Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BYT của Bộ Y tế về quản lý mỹ phẩm.

- Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

- Thông tư số 03/2013/TT-BTC ngày 08/01/2013 của Bộ Tài chính quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh. Thông tư 41/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Hãng Luật Khánh Dương để được hỗ trợ tư vấn.

Trong thời gian qua, xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng khá nhanh. Theo số liệu thống kê của ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng từ 16 triệu USD năm 2001 lên 902,5 triệu USD năm 2006 (tăng 56 lần); 3 tháng đầu năm 2007 đạt 277,7 triệu USD (3 tháng đầu năm 2006 là 186,9 triệu USD). Đồ gỗ Việt Nam hiện đứng thứ năm trong top 10 các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, sau Trung Quốc (chiếm 49% thị phần đồ gỗ tại Mỹ), Canada (15%), Mehico (14%), Italia (3%), Việt Nam (2%)…

Hiện các nhà nhập khẩu Mỹ không muốn lệ thuộc vào một thị trường cung cấp lớn là Trung Quốc. Họ muốn tìm thêm nguồn hàng từ các nước khác và họ tìm đến Việt Nam như một địa chỉ cung cấp đồ gỗ đáng tin cậy ở châu Á.

Với thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến của Việt Nam sang Mỹ còn chưa cao so các nước khác nên không đứng trước nguy cơ bị kiện phá giá...

Việc xúc tiến quảng bá các mặt hàng gỗ tại thị trường Mỹ những năm qua cũng đã phát huy tác dụng, nhất là việc tham gia các hội chợ hàng gỗ nội thất và đồ gỗ danh tiếng ở Mỹ của DN Việt Nam, vì thế làm gia tăng hiểu biết về sản phẩm gỗ đối với các nhà nhập khẩu Mỹ.

Uy tín của Việt Nam được nâng cao nhờ tư cách là thành viên WTO, Nhà nước Việt Nam có cơ chế thông thoáng, cởi mở trong việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm chế biến gỗ cũng khiến các công ty của Mỹ bắt đầu liên hệ với Thương vụ Việt Nam đặt vấn đề tìm hiểu khả năng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu hàng gỗ nội thất của Việt Nam.

Phải biết nhu cầu và khó khăn của nhà nhập khẩu Mỹ

Tuy nhiên, trong cuộc tiếp xúc với các DN chế biến gỗ Việt Nam mới đây tại TP.HCM, nhiều giám đốc các công ty nhập khẩu sản phẩm gỗ Mỹ cho rằng, để giữ được khách hàng Mỹ lâu dài, DN nên biết rõ tâm lý và khó khăn của các nhà nhập khẩu đồ gỗ Mỹ.

Về giá cả, ông Joseph Condra, Giám đốc Phát triển sản phẩm và nguồn cung ứng sản phẩm gỗ thuộc Công ty Cresent Fine Furniture (Mỹ) cho biết, hiện mặt bằng giá cả giữa châu Mỹ và châu á chênh lệnh không bao nhiêu, vì thế để giữ tỷ lệ lợi nhuận như các năm trước, nhà nhập khẩu Mỹ đang có hướng bán giảm giá để tiêu thụ được số lượng lớn. Các cơ quan chức năng Việt Nam nên theo dõi chặt chẽ biến động giá cả và giá các sản phẩm tương tự của Trung Quốc tại thị trường Mỹ, kịp thời thông báo đến các DN nhằm có các biện pháp chủ động phòng tránh việc bán giá quá thấp hoặc quá cao. Nên nhớ, các nhà nhập khẩu Mỹ đều biết nhau và thường xuyên trao đổi thông tin với nhau. Song, giá cả vẫn không là yếu tố quan trọng nhất đối với nhà nhập khẩu Mỹ mà thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm vẫn là tiêu chí hàng đầu. Cũng như DN Việt Nam, nhà nhập khẩu Mỹ sẽ mất khách hàng nếu không giao hàng đúng hẹn và đúng chất lượng.

Đến nay, dù chưa thấy có dấu hiệu kiện chống bán phá giá sản phẩm gỗ Việt Nam ở Mỹ, song các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn quan tâm đến tỷ lệ thị phần các chủng loại sản phẩm gỗ chế biến Việt Nam tại Mỹ. Hiện có ba mã hàng trong diện có nguy cơ cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá. Theo Vụ Chính sách thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), đó là đồ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ (không kể ghế) chiếm 14,66% thị phần loại sản phẩm này tại Mỹ (mã hàng 940350), các loại ghế khung gỗ không bọc chiếm 5,54% thị phần (mã hàng 940169) và vài loại khác chiếm 3,71% (mã hàng 940360); trong đó, đồ gỗ nội thất phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc có nguy cơ cao nhất. Do đó theo các chuyên gia, cách tốt nhất là DN nên tăng cường định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu những nhóm hàng vốn là thế mạnh nhưng kim ngạch và thị phần chưa lớn ở Mỹ như đồ gỗ nội thất dùng trong bếp, trong văn phòng, đồ gỗ nội thất kèm kim loại, đệm, đèn…

Ông W.Towne Baker, Giám đốc điều hành Công ty Indochina Wood (Mỹ) cho biết, để xâm nhập thị trường Mỹ, sản phẩm gỗ Việt Nam có hai phương cách là bán trực tiếp cho nhà bán lẻ (như Haverygs, Pottery Barn, Crate and Barrel…) hoặc qua các nhà nhập khẩu. Bán qua các nhà bán lẻ sẽ được giá cao vì không qua môi giới, nhưng số lượng đặt hàng ít và họ không biết nhiều về công nghệ chế biến nên không hỗ trợ được gì cho nhà sản xuất. Còn đối với các nhà nhập khẩu, do hầu hết đều có nhiều kinh nghiệm trong chế biến gỗ nên hiểu những khó khăn của nhà sản xuất, vì thế có thể giúp các nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, chất lượng và do có mạng lưới tiêu thụ rộng nên dễ dàng cung cấp cho nhà sản xuất thị hiếu của thị trường hoặc tiếp thị hiệu quả cho sản phẩm.

Khi có đơn hàng từ đối tác Mỹ, DN cần có nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng đòi hỏi của khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình ảnh nhà xưởng ngăn nắp, gọn sạch, đời sống công nhân tốt, thiết bị máy móc đồng bộ… cũng là hình ảnh tốt, nói lên với đối tác sự ổn định sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng. Nhà nhập khẩu Mỹ cũng lo sợ trước rủi ro của đối tác, vì rủi ro của đối tác cũng sẽ là rủi ro của họ. Khi giới thiệu hay trưng bày sản phẩm ở các hội chợ triển lãm không nên đưa ra sản phẩm có khuyết điểm dù nhỏ, nên chọn trưng bày sản phẩm hoàn hảo 100% để khẳng định chất lượng, tạo ấn tượng tốt ban đầu.

Về khả năng thị trường, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được tốc độ cao trong xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, nhưng khả năng cung ứng hàng hóa, quy mô sản xuất, trình độ công nghệ vẫn còn là những điểm yếu chiến lược mà DN cần cải tiến nhiều hơn…