Cây xoài đài loan đang bán là cây cao từ 1,2m-1,5m. Một số cây có trái sẵn
Cây xoài đài loan đang bán là cây cao từ 1,2m-1,5m. Một số cây có trái sẵn
Về mặt lý thuyết, cây trồng có 2 quá trình, quang hợp vào ban ngày là quá trình cây hấp thu khí carbon và thải ra khí oxy dưới tác động của ánh sáng và diệp lục. Quang hợp là quá trình tạo ra các hợp chất hữu cơ phục vụ cho quá trình hô hấp của cây. Ngược lại với quang hợp, hô hấp của cây là quá trình diễn ra trong bóng tối. Lúc đó, cây sẽ sử dụng khí oxy để oxy hóa các hợp chất hữu cơ có được từ quá trình quang hợp, cung cấp năng lượng giúp cây duy trì và phát triển sự sống, đồng thời thải ra không khí khí carbon. Theo nguyên lý chung, quá trình quang hợp tạo ra nhiều khí oxy hơn là quá trình hô hấp tạo ra khí carbon của cây. Do đó, trồng càng nhiều cây cối sẽ càng giúp giảm khí carbon trong không khí, tốt cho môi trường.
Tuy nhiên, việc trồng lúa nước lại có nhiều quá trình đẩy khí thải nhà kính vào không khí hơn là trồng cây cối thông thường khác. Theo phương pháp canh tác lúa nước truyền thống, ruộng lúa luôn được duy trì lượng nước ngập mặt đất. Do đó, khí oxy bị đẩy khỏi đất, tạo ra môi trường yếm khí trong đất. Phân bón hữu cơ, gốc và rễ lúa cũ bị phân hủy trong môi trường yếm khí như vậy sẽ tạo ra khí metan. Khí metan đi vào không khí thông qua mô khí dẫn từ rễ lên lá lúa, hoặc trong quá trình nông dân "làm cỏ", vật nuôi sục bùn tìm kiếm thức ăn. Metan là một loại khí nhà kính, có khả năng làm trái đất ấm lên mạnh hơn 80 lần so với khí carbon.
Ngoài ra, việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, quá trình đốt rơm rạ của nông dân cũng tạo ra một lượng lớn khí thải nhà kính khác.
Do vậy, tổng hòa lại, trồng lúa nước theo phương pháp canh tác truyền thống không những không tốt cho môi trường như mọi người vẫn lầm tưởng, mà trái lại còn là yếu tố gây hại cho môi trường.
Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB), ngành nông nghiệp gây phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau ngành công nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năm 2020, ngành nông nghiệp Việt Nam phát thải khoảng 104,5 triệu tấn khí carbon tương đương (quy từ khí metan, khí N2O và các chất khí nhà kính khác sang tương đương carbon), chiếm khoảng 19% tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam trong cùng năm đó. Phân chia trong ngành nông nghiệp thì sản xuất lúa chiếm 48% tổng lượng phát thải ngành nông nghiệp. Tiếp đó là chăn nuôi chiếm 15,3%, phân bón chiếm 12,9%, quản lý phân xanh chiếm 9,5%...
Còn theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại một cuộc hội thảo được tổ chức vào tháng 8 năm nay, ngành nông nghiệp nước ta chiếm khoảng 30% tổng lượng khí nhà kính phát thải vào môi trường. Trong đó, sản xuất lúa nước phát thải 49,7 triệu tấn khí carbon tương đương. Tiếp đó là chăn nuôi phát thải 18,5 triệu tấn; quản lý đất và sử dụng phân bón phát thải 13,2 triệu tấn khí carbon và tương đương...
Hối thúc nông dân chuyển đổi sản xuất xanh
Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Do vậy, việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp nói chung, trồng lúa nước nói riêng là rất quan trọng.
Các chuyên gia đến từ WB khuyến nghị ngành nông nghiệp Việt Nam thúc đẩy quản lý nước thông qua hình thức tưới khô-ướt xen kẽ; đồng thời áp dụng tối ưu các đầu vào thông qua kỹ thuật "Một phải, Năm giảm". Cụ thể, một phải là phải sử dụng giống được chứng nhận; năm giảm là giảm tỷ lệ sử dụng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước và thất thoát hậu thu hoạch.
Việc áp dụng mô hình "Một phải, Năm giảm" giúp giảm mức độ sử dụng hạt giống từ 29 đến 50%; giảm sử dụng phân bón vô cơ 22-50%; giảm sử dụng nước 30-50%, giảm sử dụng thuốc trừ sâu 20-33%. Nhờ vậy, chi phí sản xuất cũng giảm khoảng 4 triệu đồng/ha (giảm 22%), trong khi năng suất lúa tăng 5,2-7,9%, lợi nhuận tăng 29-67%. Việc áp dụng "Một phải, Năm giảm" cũng giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính khoảng 26,6% vào vụ Đông Xuân và 29,9% vào vụ Hè Thu.
Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đang rất nỗ lực trong việc thay đổi tập quán canh tác của nông dân, trong đó có việc sử dụng các giống lúa ít tiêu hao nước tưới, áp dụng các kỹ thuật canh tác bảo vệ đất, giảm sử dụng phân bón hóa học, tăng sử dụng phân bón hữu cơ đã được ủ đúng kỹ thuật, thu gom và xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng phương pháp khoa học thay vì đốt, chuyển sang mô hình sản xuất tuần hoàn...
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.