Thêm bài hát vào playlist thành công
Thêm bài hát vào playlist thành công
Tương truyền vào đời vua Lý Thái Tông, năm Thiên Thành thứ hai (1029), Đông Chinh vương nhờ thầy phong thuỷ tìm được đất đẹp dựng chùa thờ Phật ở Cổ Nhuế. Thấy dân còn nghèo, công chúa thứ tư là Minh Hiền đã bỏ tiền riêng ra xây. Khi dựng xong, chùa được đặt tên là Sùng Quang Tự (thường gọi chùa Cả). Sau khi công chúa mất, dân làng thờ bà làm hậu Phật ở bên tả.
Đình thôn Viên nay thuộc phường Cổ Nhuế 2, cách đình thôn Hoàng khoảng 1,5km về phía tây bắc. Đình thôn Viên cũng thờ Đông Chinh vương làm thành hoàng cùng với phu nhân của ngài và công chúa Minh Hiền.
Sau khi nhà Trần chiến thắng quân Mông Cổ vào năm Mậu Ngọ 1258, công chúa Túc Trinh Trần Khắc Hãn vâng lệnh cha là vua Trần Nhân Tông [tài liệu khác lại ghi là con vua Trần Thánh Tông] đi chiêu mộ và cấp tiền cho những người bị phiêu tán đến phía tây bắc kinh thành Thăng Long để khai hoang vùng đất bãi sông Nhuệ, gọi là Kẻ Noi.
Công chúa Túc Trinh rất mộ đạo Phật nên đã cho xây ở nơi đây một ngôi chùa được đặt tên là Anh Linh Tự (thường gọi chùa Bé). Cùng dân làng, bà đã mở mang được các trang ấp trù phú ở An Hội và Cổ Nhuế. Sau khi công chúa mất, dân làng đã lập ra một ngôi đền cạnh chùa Anh Linh để thờ bà, thường gọi là đền Bà Chúa.
Lễ giỗ Bà Chúa hàng năm được tổ chức tại đền trong 3 ngày từ 30 tháng 7 đến mùng 2 tháng 8 âm lịch, với sự tham gia đông đảo của cả nhân dân hai làng An Hội và Cổ Nhuế.
©NCCông 2016-2017, Co Nhue village
Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ nếu tính tuổi theo phương Đông, bạn sẽ già hơn 2 tuổi so với cách tính của phương Tây.
Năm 2010, tôi sang Mỹ. Một trong những người đầu tiên tôi kết bạn là Timmo - anh chàng đẹp trai người Đức. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Timmo là cậu ta rất “thể thao” và thích uống bia. Timmo nói không uống nước lọc, khi khát sẽ uống bia hoặc sữa tươi.
Lần thứ hai gặp Timmo, tôi hỏi tuổi cậu ta.
Quang: So I am older than you are. Were you born in 1986?
Timmo: No, I was born in 1985. Quang: So you're 25 now, it's 2010.
Timmo: No, I am only 24, my birthday will be in the next 2 months.
Và từ đó, tôi đã hiểu về cách tính tuổi của người phương Tây. Với người phương Tây, khi bạn sinh nhật lần đầu tiên, bạn bước sang tuổi đầu tiên - tức 1 tuổi. Từ đó đến sinh nhật thứ 2, các bạn vẫn 1 tuổi (chính xác là “1 year and x months old”, nhưng người ta rút gọn phần tháng đằng sau). Vậy khi tôi hỏi tuổi Timmo, cậu ta đã 24 tuổi 10 tháng. Nhưng do hỏi tuổi, không hỏi tháng nên tháng 8 năm 2010, Timmo vẫn 24 tuổi.
Người Việt Nam và người phương Tây có cách tính tuổi không giống nhau. Ảnh: Reuters
Ở Việt Nam, chúng ta tính tuổi theo năm. Tức là nếu bạn sinh năm 1985 thì vào ngày 1/1/2010, bạn tròn 25 tuổi (bất kể bạn sinh tháng nào năm 1985) và người ta cộng thêm 1 tuổi bạn nằm trong bụng mẹ nữa, vậy là bạn 26 tuổi.
Miễn bàn về độ đúng - sai của cách tính tuổi phương Tây và phương Đông, đây trở thành một trong những đề tài lý thú mà tôi chia sẻ với các bạn sinh viên Mỹ và quốc tế. Khi tôi nói ngày sinh và tuổi của mình ở Việt Nam (hồi đó tính là 30 tuổi ta), các bạn sinh viên quốc tế đều mắt tròn mắt dẹt "Oh, really", và cảm thấy rất thú vị. So với các bạn Mỹ, như vậy dường như tôi luôn "bị" già đi 2 tuổi. Và suy cho cùng, tôi thích cách tính của người Mỹ và châu Âu hơn. Nhưng trong các văn bản pháp lý, cách tính của phương Đông và phương Tây là thống nhất.
Vậy, nếu các bạn ra nước ngoài, hãy nhớ cách tính tuổi của mình cho chính xác nhé. Để kết thúc bài viết, tôi xin chia sẻ một cách để bắt đầu câu chuyện về tuổi khi nói chuyện với người nước ngoài:
Quang: I am 30 years old, but in my country, I am 32 years old. Do you know why?
Foreigner (curious): Oh, really, why?