Công nghệ thực phẩm có tên tiếng Anh là Food Technology. Đây là một ngành chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chế biến nông sản và bảo quản. Ngành học có ứng dụng thực tiễn cao trong đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ăn, uống… Ngành học được mở ra với mục đích nghiên cứu các phương pháp, các công nghệ hiện đại để tối ưu hóa dinh dưỡng trong sinh hoạt, nâng cao giá trị cuộc sống của con người.
Công nghệ thực phẩm có tên tiếng Anh là Food Technology. Đây là một ngành chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chế biến nông sản và bảo quản. Ngành học có ứng dụng thực tiễn cao trong đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ăn, uống… Ngành học được mở ra với mục đích nghiên cứu các phương pháp, các công nghệ hiện đại để tối ưu hóa dinh dưỡng trong sinh hoạt, nâng cao giá trị cuộc sống của con người.
- Điểm của bài thi đánh giá năng lực chiếm 70% ĐXT.
- Điểm ĐGNL quy đổi = [Điểm ĐGNL] x 90 / 990.
- Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT và ĐHQG-HCM: 1-5% tổng chỉ tiêu.
- Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM: 10-15% tổng chỉ tiêu.
Tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Công nghệ thực phẩm- thuộc khoa Hóa được thành lập từ năm 1978, gắn liền với sứ mệnh của Nhà trường, đó là trở thành trung tâm đào tạo số 1 khu vực Miền Trung – Tây Nguyên về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm, đồng thời hướng tới tiếp cận, mở rộng trình độ cùng với các nước trong khu vực và thế giới.
Đội ngũ giảng viên chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – DUT đều là các GS, TS, cựu sinh viên có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực và từng được đào tạo, tốt nghiệp từ các trường đại học đào tạo về Khoa học và Công nghệ thực phẩm nổi tiếng trong nước và quốc tế như: CH Dân chủ Đức (cũ), Liên Xô (cũ), Cộng Hòa Pháp, Ru-ma-ni. Không chỉ vậy, đội ngũ giảng viên chuyên ngành tại DUT cũng không ngừng trau dồi, tiếp cận thêm nguồn kiến thức mới. Nhà trường thường xuyên triển khai các chương trình trao đổi để các thầy cô được đào tạo, trau dồi thêm với các trường đại học quốc tế như: Úc, Nhật Bản, Pháp, Tiệp Khắc, Đài Loan, Nga,…
Khi mà nền kinh tế hội nhập đang cần nhiều nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ thực phẩm, đặc biệt là nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao. Nắm bắt được tình hình đó, ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã thiết kế và nâng cao chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm theo chuẩn quốc tế. Bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2020, DUT chuyển sang đào tạo chuyên ngành Công nghệ thực phẩm lên hệ Chất lượng cao (CLC). Mục đích hướng tới trang bị đầy đủ kiến thức cập nhật, giúp cho sinh viên được tiếp cận và đón đầu xu hướng nền công nghiệp chế biến thực phẩm trên thế giới. Cùng với đó, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu ngành Công nghệ thực phẩm được Nhà trường nâng cấp thường xuyên, bao gồm: Phòng thí nghiệm Hóa sinh, Phòng thí nghiệm Vi sinh, Phòng thí nghiệm Đánh giá cảm quan, Phòng thí nghiệm Công nghệ thực phẩm, và Xưởng Công nghệ thực phẩm.
Chương trình đào tạo được thiết kế theo hình thức phân bổ giờ học lý thuyết song song với giờ học thực hành. Bởi vậy, số giờ học lý thuyết của sinh viên ngành khóa thực tập thực tế tại khu công nghiệp; các nhà máy, các dự án nghiên cứu từ 3-6 tháng trong nước. Thậm chí, các bạn cũng có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi, thực tập ở các doanh nghiệp nước ngoài, quốc tế đang rất phát triển nền công nghệ chế biến thực phẩm như Nhật Bản, Pháp, Thái Lan.
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm – DUT thực hành tại phòng thí nghiệm
Hiện nay, thị trường Việt Nam quy mô hơn 96 triệu dân, trong khi thu nhập đầu người đang ngày càng tăng, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn và sử dụng thực phẩm sạch, có thân thiện với môi trường. Họ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để sử dụng thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe. Bởi vậy, Công nghệ thực phẩm đang là một ngành học có triển vọng việc làm rộng mở tại các công ty trong và ngoài nước. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – ĐH Bách khoa Đà Nẵng hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí:
– Nhân viên quản lý chất lượng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phát triển sản phẩm tại các Công ty sản xuất thực phẩm.
– Nhân viên tư vấn, thiết kế tại các tổ chức, cơ sở chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, phụ gia, hóa chất vật tư trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
– Làm việc tại các cơ quan/ ban ngành quản lý liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Giảng viên dạy các môn chuyên ngành thực phẩm, sinh học.
– Nhân viên nghiên cứu lĩnh vực về nông sản và thực phẩm tại các trung tâm, các Viện nghiên cứu, và cơ quan nghiên cứu của các Bộ/ngành.
– Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất, quá trình chế biến – bảo quản – kiểm định thực phẩm,… tại các công ty sản xuất và chế biến thực phẩm, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, các viện nghiên cứu.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn học sinh THPT và các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quan và có câu trả lời cho các câu hỏi về ngành Công nghệ thực phẩm.
Tổ hợp môn: A00: 70.83 B00: 70.83 D07: 70.83
Điểm xét tuyển phương thức kết hợp được tính như sau:
ĐIỂM XÉT TUYỂN (ĐXT) = [Điểm ĐGNL quy đổi] x 70% ĐXT + [Điểm TN THPT quy đổi] x 20% ĐXT + [Điểm học tập THPT] x 10% ĐXT + [Điểm Văn thể mỹ, hoạt động xã hội, năng lực khác, Điểm khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên (nếu có)].
- Điểm tốt nghiệp THPT chiếm tỉ lệ 20% ĐXT.
- Điểm TN THPT quy đổi = [Điểm TN THPT theo tổ hợp đăng ký] x 3.
- Điểm chuẩn là tổng điểm của 3 thành tố: Điểm thi ĐGNL do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức; Điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ được tính theo công thức trên.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023 là: 70.83
- Điểm học tập THPT chiếm 10% ĐXT.
- Điểm học tập THPT = Tổng (Điểm tổng kết năm học học tập THPT theo tổ hợp đăng ký) cả 03 năm lớp 10, 11, 12.
Những năm gần đây, các kỹ sư tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm của đại học Bách Khoa TPHCM luôn nhận được sự quan tâm của nhà tuyển dụng và đảm nhận vị trí chủ chốt trong ngành sản xuất thực phẩm. Sinh viên có thể làm việc ở các vị trí như: kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm, vận hành sản xuất thực phẩm, phân tích chất lượng và an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm, phụ trách dinh dưỡng thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm,….
Nơi làm việc đa dạng: phòng thí nghiệm của nhà máy, bộ phận đảm bảo chất lượng, bộ phận vận hành – quản lý nhà máy và phân xưởng sản xuất, phòng thí nghiệm tại các cơ quan quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, giảng dạy tại các viện – cơ sở đào tạo về công nghệ sản xuất thực phẩm, tự kinh doanh thực phẩm và nguyên liệu, phụ liệu sản xuất thực phẩm,….
Những doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng kỹ sư Công nghệ thực phẩm tại HCMUT như: Masanfood, Nestlé, Tân Hiệp Phát, Dutch Lady, Kinh Đô, Acecook, Nam Dương, Vissan, Vinacafe,….
Trên đây là những thông tin cần biết về ngành Công nghệ thực phẩm tại trường đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong kỳ tuyển sinh đại học sắp tới!
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học bổng: Qũy học bổng lên đến 50 tỷ đồng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 15/05/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 18/09/2024