Khách Nước Nào Đến Việt Nam Nhiều Nhất

Khách Nước Nào Đến Việt Nam Nhiều Nhất

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam tăng gấp 12,6 lần cùng kỳ năm 2022 nhưng chỉ bằng 63% so với cùng kỳ 2019 khi chưa xảy ra dịch Covid-19.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam tăng gấp 12,6 lần cùng kỳ năm 2022 nhưng chỉ bằng 63% so với cùng kỳ 2019 khi chưa xảy ra dịch Covid-19.

Nợ công có thể tăng chậm hơn nếu kinh tế phục hồi mạnh

Trong kịch bản kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau các tác động từ đại dịch và những biến động toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ có thể giúp giảm áp lực nợ công. Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ cải thiện nguồn thu ngân sách, từ đó giúp giảm thâm hụt ngân sách và giảm nhu cầu vay nợ. Chính phủ cũng đang nỗ lực cải cách tài chính công, tăng hiệu quả thu thuế và chi tiêu công.

Nợ công Việt Nam trên đầu người hiện nay

Nợ công trên đầu người là chỉ số đo lường số tiền nợ công mà mỗi người dân trong một quốc gia sẽ phải gánh vác nếu chia đều tổng nợ công cho dân số.

Tại Việt Nam, theo các báo cáo gần đây, nợ công trên đầu người đang có xu hướng gia tăng do nhu cầu vay nợ để đầu tư phát triển hạ tầng và các chương trình an sinh xã hội.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính và các tổ chức tài chính quốc tế, nợ công Việt Nam. Năm 2018 là 31,69 triệu đồng/người; năm 2019 là 33,62 triệu đồng/người; năm 2020 là 35,1 triệu đồng/người; năm 2021, nợ công bình quân đầu người là 36,71 triệu đồng/người.

Con số này phản ánh quy mô nợ mà chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt, đồng thời cũng là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả nguồn nợ để tránh gánh nặng cho các thế hệ tương lai. Việc kiểm soát nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững là yếu tố then chốt giúp giảm bớt áp lực từ nợ công trên đầu người trong những năm tới.

Rủi ro từ biến động lãi suất và thị trường quốc tế

Mặc dù chính phủ đã có các chính sách quản lý nợ công chặt chẽ, nhưng rủi ro từ thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là lãi suất và tỷ giá hối đoái, có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Việt Nam. Nếu lãi suất toàn cầu tăng nhanh, Việt Nam sẽ đối mặt với áp lực lớn hơn trong việc trả nợ nước ngoài, đặc biệt là các khoản vay bằng đồng USD hoặc đồng ngoại tệ khác.

Triển vọng giảm nợ nếu sử dụng hiệu quả vốn vay

Một yếu tố quan trọng để giảm bớt nợ công trong tương lai là sử dụng hiệu quả các khoản vay. Nếu các dự án hạ tầng lớn được triển khai đúng tiến độ và mang lại hiệu quả kinh tế như dự kiến, nguồn thu từ các dự án này có thể giúp chính phủ giảm bớt gánh nặng trả nợ. Chính phủ đang đẩy mạnh giám sát và đánh giá hiệu quả các dự án sử dụng vốn vay, nhằm tối ưu hóa nguồn vốn.

Chính sách quản lý nợ bền vững và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ là những yếu tố then chốt trong việc ổn định nợ công của Việt Nam trong tương lai. Thông qua bài viết của TOPI, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình nợ công hiện nay của nước ta.

Báo cáo cho biết, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1 đạt 871.200 lượt người, tăng 23,2% so với tháng trước và gấp 44,2 lần cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại.

Trong tổng số gần 871,2 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023, khách đến bằng đường hàng không đạt 800,1 nghìn lượt người, chiếm 91,9% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 46,1 lần cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 65,5 nghìn lượt người, chiếm 7,5% và gấp 27,8 lần; bằng đường biển đạt 5,6 nghìn lượt người, chiếm 0,6% và gấp 564,5 lần.

Xét theo quốc gia và vùng lãnh thổ, lượng khách du lịch đến từ châu Á cao nhất với hơn 607.900 lượt khách, tăng hơn 43,9 lần sao với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Hàn Quốc là nơi có lượng khách du lịch cao nhất với hơn 258.000 lượt người, cao gấp gần 13 lần so với tháng 12/2022 và gấp 72 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023 phân theo vùng lãnh thổ. Ảnh: Tổng cục Thống kê

Mỹ là quốc gia có lượt khách du lịch cao thứ 2 đến Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2023 với gần 78.000 lượt khách, tăng 88 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng khách du lịch đến từ Thái Lan cao thứ 3 với gần 55.000 người, tăng 112,7% so với tháng trước và tăng hơn 15.000% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là các nước Úc và Malaysia với số lượng khách du lịch đến Việt Nam lần lượt đạt 44.225 và 37.267 lượt người.

Ngoài ra, Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) và Vương quốc Anh đều là các quốc gia, vùng lãnh thổ có lượt khách du lịch đến Việt Nam khá đông trong tháng đầu tiên của năm 2023.

Theo Tổng cục Du lịch, năm 2023, ngành Du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650 nghìn tỷ đồng.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1 tăng mạnh do Tết Dương lịch 2023. Đặc biệt, việc Trung Quốc chính thức mở cửa trở lại từ ngày 8/1 đã khiến thị trường du lịch quốc tế sôi động, nhộn nhịp hơn hẳn. Các cơ sở lưu trú ghi nhận khách quốc tế đặt phòng đạt 30-40% tổng lượng đặt phòng dịp Tết.

Thống kê từ các địa phương cho biết, Khánh Hòa đón 15 chuyến bay mỗi ngày của Vietjet Air đưa khách du lịch đến từ Trung Quốc, mỗi chuyến có từ 180-220 khách, 1.400 khách từ Kazakhstan, Hàn Quốc. Trong 6 ngày Tết, tổng lượt khách quốc tế lưu trú ước đạt 11.300 lượt người.

Ninh Bình ước đón 29.500 lượt khách quốc tế ghé thăm các điểm tham quan nổi tiếng. Hà Nội ước đón khoảng 32.000 lượt khách quốc tế với lượng khách lưu trú tăng mạnh, chủ yếu là khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Canada, Pháp.

Ước tính có gần 10.700 lượt khách quốc tế lưu trú đến Bà Rịa - Vũng Tàu và có gần 2.400 khách quốc tế “xông đất” bằng đường biển. Ngoài ra, Lào Cai ước tổng thu từ khách quốc tế đạt 23 tỷ đồng.

Một số địa phương trọng điểm du lịch như Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh,... đã chủ động phối hợp cùng hãng hàng không và doanh nghiệp lữ hành tổ chức các sự kiện thu hút khách quốc tế. Một số tỉnh, thành phố tổ chức sự kiện chào đón khách quốc tế tới "xông đất" đầu năm, các hoạt động chào mừng tại sảnh sân bay, ga tàu và lì xì năm mới... Việc này đã tạo không khí hứng thú và khẳng định hình ảnh du lịch Việt Nam "an toàn, thân thiện".

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tích cực quảng bá, thu hút khách quốc tế tới Việt Nam. Cụ thể, Saigontourist liên tục đón 6 đoàn khách đa quốc tịch đến Việt Nam xông đất đầu năm từ Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, chủ yếu lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng của TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và nối tuyến Campuchia (hành trình liên tuyến 9 ngày trên sông từ TPHCM đi Mỹ Tho - Cái Bè - Vĩnh Long - Sa Đéc - Châu Đốc và nối tuyến Campuchia). Hay hãng tàu biển Silver Spirit đưa hơn 300 khách từ Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) ghé thăm hải trình Việt Nam bao gồm: Hạ Long, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh...

TPO - Theo công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google Trends, số lượng tìm kiếm của du lịch khách quốc tế về du Việt Nam vào năm 2023 đạt tốc độ tăng trưởng trên 75%, xếp ở vị trí 6 toàn cầu. Khách Mỹ thích đi du lịch Việt Nam nhất.

Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, 2023 là năm phục hồi mạnh mẽ của du lịch nước ta. Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google Trends cho biết lượng tìm kiếm của du khách quốc tế về du lịch Việt Nam vào năm 2023 đạt tốc độ tăng trưởng trên 75%, đứng thứ 6 toàn cầu. Vị trí này xếp trên nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Lượng người nước ngoài tìm kiếm về du lịch Việt Nam tăng đột biến. Ảnh: Trần An.

10 quốc gia có khách du lịch tìm kiếm về Việt Nam nhiều nhất, bao gồm: Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Đức, Malaysia và Thái Lan.

Đáng chú ý, các thành phố được tìm kiếm nhiều nhất ngoài TPHCM và Hà Nội còn là 2 địa điểm du lịch biển nổi tiếng như Đà Nẵng và Phú Quốc (Kiên Giang). Tiếp theo, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Huế và Phan Thiết cũng được lượng lớn người nước ngoài quan tâm.

Thời gian vừa qua, các cơ quan truyền thông, tạp chí, website du lịch quốc tế đã nhiều lần vinh danh điểm đến hấp dẫn của nước ta. Điều này góp phần quảng bá hình ảnh đẹp du lịch Việt Nam trên toàn thế giới.

Điển hình, Vịnh Hạ Long là điểm ngắm bình minh và hoàng hôn ngoạn mục nhất; Hà Giang là một trong 52 điểm đến tuyệt vời dành cho du khách năm 2023; Việt Nam là điểm đến tuyệt vời cho kỳ nghỉ gia đình; Ninh Bình là một trong những điểm đến tốt nhất năm 2023; bánh mì Việt Nam thuộc hàng ngon nhất thế giới; Sapa là một trong những thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới; cơm tấm Việt Nam lọt top 10 món cơm ngon nhất...

Từ ngày 15/8/2023, Việt Nam chính thức áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước và vùng lãnh thổ với thời hạn lưu trú lên đến 90 ngày và có giá trị nhập cảnh nhiều lần đồng thời nâng thời hạn tạm trú đối với các nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực lên 45 ngày. Chính sách này được đánh giá trở thành đòn bẩy quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn tới.

Lượng người Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2023 chiếm gần 30% tỉ lệ khách quốc tế.

Khách Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch nhiều nhất năm 2023

Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT), Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2023. Đáng chú ý, Hàn Quốc và Trung Quốc là hai quốc gia gửi khách nhiều nhất tới nước ta.

Theo thống kê, nhóm du khách lớn nhất đến Việt Nam đến từ khách Hàn Quốc với 3,6 triệu người, chiếm thị phần 28%. Trong khi đó, có 1,7 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam xếp ở vị trí thứ 2. Chỉ riêng lượng người Hàn Quốc và Trung Quốc đến Việt Nam du lịch chiếm 42% tỉ lệ khách quốc tế.

Ngoài ra, 3 quốc gia gửi khách nhiều tiếp theo ở Việt Nam lần lượt đến từ Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ và Nhật Bản.

Tổng cục Du lịch báo cáo lượng khách nước ngoài đến Việt Nam phục hồi 70% so với năm 2019, khi đại dịch COVID-19 chưa bùng phát. Tuy nhiên, lượng khách từ Trung Quốc mới đạt tỉ lệ phục hồi 30%, còn Nga là 19%.

Khách tới từ Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Indonesia cũng có tín hiệu phục hồi ổn định. Đồng thời, dấu hiệu tích cực cũng đến từ thị trường chính ở châu Âu, điển hình như Tây Ban Nha, Đức, Anh và Pháp.

Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ 110 triệu lượt khách nội địa. Tổng doanh thu du lịch được nhắm mục tiêu khoảng 840 nghìn tỷ đồng (34,6 tỷ USD).

Đặc biệt, năm Du lịch Việt Nam – Điện Biên 2024 với 169 chương trình, sự kiện cấp quốc gia và cấp tỉnh được kỳ vọng sẽ mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho du khách.

Năm ngoái, cả nước đạt doanh thu du lịch khoảng 678 nghìn tỷ đồng, vượt 4,3% mục tiêu đề ra.

Mới đây, Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UN WTO) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) dự báo du lịch toàn cầu đang trên đà phục hồi hoàn toàn vào năm 2024.

Đại diện hai tổ chức này nhận định nhu cầu của du khách quốc tế sẽ tiếp tục quay vòng, đòi hỏi các nước phải cải thiện chất lượng dịch vụ và trải nghiệm du lịch, đồng thời triển khai thêm công nghệ trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi kỹ thuật số nhằm cung cấp những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Thông tin trên VOV, tín hiệu lạc quan còn nằm ở xu hướng lượng khách quốc tế qua các tháng đã tăng dần đều, thể hiện tín hiệu phục hồi tốt. Đáng chú ý, 6 tháng cuối năm 2023 đều có trên 1 triệu khách đến Việt Nam, trong đó tháng 12 đạt lượng khách cao nhất với 1,37 triệu lượt.

Kết thúc một năm 2023 “không đến nỗi tệ”, dù chưa đạt như kỳ vọng song du lịch Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc đầy lạc quan, khi nhiều điểm đến trọng điểm như Phú Quốc, Tây Ninh, Đà Nẵng… đón nhận tin vui trong dịp

Du lịch Việt Nam trong năm 2023 có phần khởi sắc, sau một thời gian dài khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Đáng chú ý, những ngày cuối cùng năm 2023 và đầu năm 2024, tín hiệu lạc quan cho du lịch Việt Nam lại được thổi bùng, khi nhiều điểm đến kịp ghi dấu ấn bùng nổ về lượng khách.

Ấn tượng nhất là Phú Quốc, điểm đến vốn bị xem là có một năm 2023 “thất bát” nhưng đã kịp lội ngược dòng trong những ngày cuối năm 2023. Ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND thành phố Phú Quốc cho biết, dịp cuối năm 2023 ghi dấu thời điểm lượng khách đến Phú Quốc tăng đột biến, đặc biệt là khách quốc tế. Bình quân một ngày, Phú Quốc đón 2.000 đến hơn 2.500 khách quốc tế, trong đó khách Hàn Quốc chiếm hơn 50%.

Trong khi đó, theo đánh giá sơ bộ của Sở Du lịch Kiên Giang, dịp Tết Dương lịch 2024, Kiên Giang đón hơn 120.000 lượt khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng, trong đó, khách quốc tế đạt trên 15.000 lượt. Công suất sử dụng buồng phòng tại các cơ sở lưu trú du lịch đạt 63,2%, tổng thu từ du lịch đạt 369 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Tây Ninh tiếp tục là ẩn số bất ngờ, khi ngày cuối cùng của năm 2023, điểm đến này đã công bố con số kỷ lục 5 triệu lượt khách đi cáp treo tới Núi Bà trong năm 2023. Thành tích này đã góp phần giúp du lịch Tây Ninh có một năm thành công rực rỡ với dấu ấn đón hơn 5,1 triệu lượt khách, đạt 102% kế hoạch, tăng 13,2% so với cùng kỳ.

Được biết, ngay trong tháng 1/2023, Tây Ninh sẽ có nhiều điều mới mẻ dành cho Phật tử và du khách bốn phương. Với Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới; Thác nước nhân tạo cao nhất châu Á chảy quanh tượng Phật Di Lặc, hay Cầu Ước – cây cầu tâm linh độc đáo để du khách chiêm bái tượng Phật Di Lặc..., Tây Ninh được kỳ vọng sẽ là điểm đến hành hương thu hút đông đảo Phật tử, du khách trong năm mới.

Dự báo Phú Quốc, Tây Ninh, Đà Nẵng cũng là một “ẩn số” đáng gờm trong năm 2024, khi tiếp tục ghi những dấu ấn tăng trưởng đáng nể trong năm 2023. Theo báo cáo của Sở Du lịch, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ dự kiến cả năm 2023 đạt hơn 7,4 triệu lượt, tăng gấp 2 lần so với năm 2022; trong đó khách quốc tế đạt hơn 2 triệu lượt, tăng gấp 4 lần; khách nội địa đạt hơn 5,4 triệu lượt, tăng 69% so với năm 2022.

Vừa qua, dịp Noel và Tết Dương lịch 2024 (23/12/2023 - 1/1/2024), khách đến Đà Nẵng ước đạt 261.000 lượt, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2024, tổng số chuyến bay quốc tế và nội địa đến Đà Nẵng ước đạt 434 chuyến, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có nhiều lý do dẫn đến kết quả ấn tượng của các điểm đến này, tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy một trong các “mẫu số chung” của sự phục hồi và tăng trưởng của các địa phương này đều đến từ sự nỗ lực đầu tư sản phẩm du lịch mới.