Hoá Công Nghệ

Hoá Công Nghệ

Xi mạ kim loại là thuật ngữ chỉ quá trình phủ một lớp kim loại hoặc hợp chất mỏng lên bề mặt của kim loại khác, thường là đồng, niken hoặc crôm. Quá trình xi mạ kim loại được thực hiện với mục đích tăng độ bền, tăng cường tính chống ăn mòn, tăng tính thẩm mỹ bằng cách làm bóng sáng hay màu sắc của bề mặt cho các bộ phận kim loại.

Xi mạ kim loại là thuật ngữ chỉ quá trình phủ một lớp kim loại hoặc hợp chất mỏng lên bề mặt của kim loại khác, thường là đồng, niken hoặc crôm. Quá trình xi mạ kim loại được thực hiện với mục đích tăng độ bền, tăng cường tính chống ăn mòn, tăng tính thẩm mỹ bằng cách làm bóng sáng hay màu sắc của bề mặt cho các bộ phận kim loại.

Công dụng và lợi ích của xi mạ kim loại trong sản xuất công nghiệp

Xi mạ kim loại được biết đến rộng rãi trong sản xuất công nghiệp trong ứng dụng cải thiện bề mặt và tăng cường độ bền của kim loại. Một số ứng dụng bao gồm:

Tăng độ bền và độ cứng: Quá trình này sẽ giúp kim loại tăng độ bền, độ cứng, tuổi thọ và khả năng chịu tải của chúng. Chẳng hạn như các bộ phận ô tô được phủ một lớp crom lên bề mặt để tăng độ bền và độ cứng của chúng.

Tăng cường tính chống ăn mòn: Khi xi mạ, vật liệu kim loại sẽ được bảo vệ bằng một lớp kim loại khác trên bề mặt, điều này sẽ giúp vật liệu kim loại bên trong không tiếp xúc với môi trường ăn mòn. Ví dụ như thép là vật liệu dễ bị ăn mòn, khi xi mạ kẽm lên trên thì bề mặt thép được bảo vệ, vật liệu thép ban đầu trở thành các sản phẩm thép không gỉ.

Tăng độ bóng sáng và màu sắc: Một công dụng khác của xi mạ là tăng tính thẩm mỹ, tăng màu sắc và độ bóng sáng của các bề mặt kim loại. Khi xi mạ niken lên bề mặt các sản phẩm trang sức thì trang sức sẽ bóng sáng, màu sắp đẹp và bắt mắt hơn.

Tạo ra bề mặt mịn và đẹp: Ngoài ra, xi mạ còn tăng tính thẩm mỹ bằng các giúp bề mặt kim loại mịn và đẹp hơn.

Các loại hoá chất dung trong xi mạ

Acid Nitric: Dùng nhiều trong ngành xi mạ, luyện kim và sản xuất đồ gỗ. Có tính chất dễ cháy, mùi hắc, có độ nên việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về an toàn hoá chất và an toàn vệ sinh lao động. Tác dụng chính của chất này dùng để xử lý bề mặt và tạo lớp phủ oxit

Kẽm Sunphat (ZnSO4): là một hợp chất quan trọng dùng để bảo vệ khỏi ăn mòn, đóng vai trò chủ yếu trong xi mạ kẽm. Chất này còn được sử dụng để sản xuất phân bón nguyên tố vi lượng và chế tạo sợi tơ nhân tạo.

Crom (CR): Crom có hai loại là Crom cứng và Crom trang trí. Crom cứng chủ yếu được sử dụng để gia tăng độ cứng, chống ăn mòn, giảm ma sát và tăng tuổi thọ của các bộ phận, linh kiện, máy móc thiết bị. Xi mạ Crom mềm thường dung để tạo lớp mạ sáng bóng, thẩm mỹ.

Acid Sulfuric (H2SO4): là chất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm ngành xi mạ. H2SO4 có tác dụng làm sạch các vết bụi bẩn, dầu mỡ, rỉ sét trên bề mặt. Ngoài ra nó còn là một chất điện ly mạnh, giúp các ion kim loại dễ dàng bám lên bề mặt.

NaOH: là chất kiềm mạnh được sử dụng để tạo môi trường kiềm, thường dùng trong xi mạ kẽm.

Axit Clohydric (HCl): là chất quen thuộc trong nhiều lĩnh vực. Trong ngành này, HCl được dùng để tẩy rửa bề mặt, làm sạch.

Polyethylene glycol (PEG 4000): được sử dụng để tang độ ẩm cho keo dán, tẩy rửa bề mặt. Đây cũng là một chất có tính ăn mòn mạnh nên khi làm việc phải đáp ứng và tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động.

Niken: được sử dụng để tạo ra một lớp mạ niken trên bề mặt kim loại khác giúp tang độ bền, chống ăn mòn và tăng tính thẩm mỹ.

Địa chỉ cung cấp hóa chất uy tín

Công ty TNHH Kỹ thuật An toàn Môi trường Hòa Phát tự hào là đơn vị cung cấp hóa chất chất lượng uy tín hàng đầu hiện nay. Hòa Phát cung cấp đa dạng loại hoá chất với giá thành phải chăng được nhập từ các nhà sản xuất uy tín và có thương hiệu trên thị trường từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả Rập, Đài Loan, Ả Rập, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia…

Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, ngoài việc cung cấp các giải pháp quản lý an toàn, đào tạo huấn luyện an toàn hóa chất, tư vấn và xin giấy phép… Hòa Phát còn là đơn vị kinh doanh hóa chất tin cậy của đa dạng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực cao su, sơn, xử lý nước, dệt nhuộm… Với hệ thống dịch vụ toàn diện, Hòa Phát đảm bảo đáp ứng tất cả nhu cầu phát sinh và sự hỗ trợ cần thiết cho khách hàng như cho thuê kho, xin giấy phép, vận chuyển…

Nếu khách hàng có nhu cầu về hoá chất xin vui lòng liên hệ 0707542497 (Ms Trang)

Tới dự có các đồng chí: Phan Xuân Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm UB Khoa học – Công nghệ và Môi trường Quốc hội; Mai Văn Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương; đại diện lãnh đạo Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; đại diện Hiệp hội sữa Việt Nam

Về phía Tỉnh Thanh Hoá có các đồng chí: Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Tiên Phong, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh; Nguyễn Đức Quyền, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thành, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban dân vận Tỉnh uỷ, lãnh đạo các Sở, ban, ngành đoàn cấp tỉnh.

Về phía Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk có: Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Tổ hợp các trang trại chăn nuôi bò sữa chất lượng cao Vinamlik có tổng vốn đầu tư ban đầu là 1.600 tỷ đồng. Dự án có tổng diện tích 2.500 ha, trong đó có 147 ha để xây dựng trang trại và 1.600 ha để phát triển nguyên liệu thức ăn thô xanh cho đàn bò.

Đây là tổ hợp được đầu tư xây dựng với công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại nhất thế giới trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, được thiết kế bởi nhà thầu GEA Farm Technologies (Mỹ). Công nghệ chăn nuôi tiên tiến của tổ hợp giúp tối ưu hóa việc vận hành khi các trang trại đi vào hoạt động, đáp ứng các điều kiện của tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và tiêu chuẩn GLOBAL GAP.

Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa sẽ nhập khẩu bò từ Úc và Mỹ với quy mô 16.000 con và có thể tăng lên 24.000 con trong giai đoạn 2. Cung cấp sản lượng sữa bình quân 98.630 kg/ngày, tương đương với hơn 36 triệu lít/năm. Dự kiến, công trình sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, Vinamilk đã và đang đầu tư một cách bài bản để phát triển nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn đến chăn nuôi, thú y, xử lý chất thải bảo vệ môi trường…

Đến nay, Vinamilk đã có 08 trang trại quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, New Zealand và Mỹ. Các trang trại của Vinamilk là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á được chứng nhận Global G.A.P về thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu, được Bộ NN&PTNT công nhận Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Hiện nay, ngoài 8 trang trại đang hoạt động, Vinamilk còn liên kết với gần 8.000 trang trại/hộ dân chăn nuôi bò sữa gần 100.000 con trên cả nước, thu mua sản lượng bình quân khoảng 650 tấn sữa/ngày, góp phần tạo việc làm cho nông dân, xây dựng một ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phát triển theo hướng ổn định và bền vững.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Mai Văn Ninh, Uỷ Viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá và đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp các trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Vinamilk là dự án lớn, có tính đột phá về quy mô, công nghệ, mô hình tổ chức sản xuất theo tinh thần Nghị quyết số 16 ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; là dự án tiếp nối của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk tham gia vào chương trình phát triển bò sữa của tỉnh Thanh Hóa.

Việc khởi công thực hiện dự án là kết quả của quá trình hợp tác lâu dài, hiệu quả giữa tỉnh Thanh Hóa và Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk. Đây là dự án duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chọn để khởi công chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18. Đây cũng là một trong những dự án có quy mô và tổng mức đầu tư lớn trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam.

Dự án xây dựng Tổ hợp các trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Vinamilk được đầu tư không những tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng lớn, tạo việc làm trực tiếp và thu nhập ổn định cho nhiều lao động; tăng thu cho ngân sách nhà nước, mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Dự án được khởi công xây dựng là kết quả quá trình chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng của nhà đầu tư với sự tham gia của các đơn vị tư vấn thiết kế uy tín nước ngoài như: Đức, Mỹ, Thái Lan, Israel; sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; sự cố gắng, nỗ lực của các ngành, các cấp trong tỉnh và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân địa phương.

Để đáp lại sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương và sự tin tưởng của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng yêu cầu các ngành, các cấp, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng, Huyện ủy, HĐND, UBND các huyện: Yên Định, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc và cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể nhân dân các xã trong vùng dự án phải đồng hành, phối hợp với chủ đầu tư và nhà thầu để giải quyết hoặc đề xuất giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện dự án. Trước mắt cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề về cấp điện, cấp nước, đảm bảo an ninh, trật tự, thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư và các điều kiện cần thiết khác để chủ đầu tư, các nhà thầu triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, sớm hoàn thành đầu tư, đưa dự án đi vào hoạt động đúng kế hoạch./.Minh Tuyết - Xuân Trường

Địa chỉ: Đường 60 CL, Khu đô thị Cát Lái, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM