Theo khảo sát, giá sầu riêng tại các kho hôm nay có sự cạnh tranh giá rất cao do sản lượng sầu riêng không có nhiều.
Theo khảo sát, giá sầu riêng tại các kho hôm nay có sự cạnh tranh giá rất cao do sản lượng sầu riêng không có nhiều.
Khu vực miền Tây - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
Hàng dạt được mua với giá từ 30.000 - 50.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng xuất khẩu hôm nay ổn định như hôm qua.
152.000 đồng/kg (trái có trọng lượng từ 1.8-5 kg, đạt tiêu chuẩn 2.7 hộc trở lên)
130.000 đồng/kg (trái có trọng lượng từ 1.8-5 kg, đạt tiêu chuẩn 2.5 hộc trở lên)
179.000 đồng/kg (trái có trọng lượng từ 1.8-5 kg, đạt tiêu chuẩn 2.7 hộc trở lên)
157.000 đồng/kg (trái có trọng lượng từ 1.8-5 kg, đạt tiêu chuẩn 2.5 hộc trở lên)
Mùa năm nay, do ảnh hưởng bão lũ và mưa nhiều nên số lượng sầu riêng không có nhiều, nguồn cung ít; tuy nhiên các kho thu mua lại đang rất cần hàng. Chính vì vậy, giá sầu riêng liên tục tăng trong thời gian gần đây đặc biệt là đối với loại sầu riêng Thái.
Bên cạnh việc xuất khẩu dưới dạng quả tươi, các doanh nghiệp đang hướng đến chế biến sâu sầu riêng để gia tăng giá trị và nâng cao thị phần, chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu.
Việt Nam đã có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, gồm: sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây. Hiện tại, sầu riêng tươi vẫn là phân khúc chiếm thị phần lớn nhất ở Trung Quốc tới 7/8 tổng nhu cầu thị trường. Ở phân khúc này, lợi thế về vị trí địa lý giúp sầu riêng Việt Nam có ưu thế vượt trội. Thái Lan - đối thủ của Việt Nam ở phân khúc này hiện vẫn là nhà cung cấp sầu riêng tươi lớn nhất ở Trung Quốc và chất lượng luôn được nâng cao. Song, Thái Lan cũng gặp bất lợi hơn Việt Nam về giao thông.
Lưu ý: Giá sầu riêng hôm nay chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi theo thực tế của thị trường.
Bộ Công thương mới đây dẫn thông tin từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã chi 1,09 tỉ USD nhập khẩu sầu riêng tươi, giảm 35,2% về lượng và giảm 32% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Giá sầu riêng tươi nhập khẩu vào Trung Quốc trung bình trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt 5.394,6 USD/tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Sầu riêng Việt Nam đang có cơ hội tăng tốc xuất khẩu vào Trung Quốc
Tại Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Philippines đang là 3 quốc gia cung cấp sầu riêng lớn nhất cho thị trưởng tỉ dân này. Trong nhiều năm, Thái Lan luôn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu sầu riêng nhiều nhất, chiếm thị phần cao nhất ở thị trường Trung Quốc.
Nhưng trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc từ Thái Lan giảm mạnh, tỷ trọng nhập khẩu sầu riêng tươi từ Thái Lan giảm xuống còn 60% trong tổng lượng nhập khẩu, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong bối cảnh đó, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam vào Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh mẽ. 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc chi hơn 369 triệu USD, nhập khẩu hơn 79.000 tấn sầu riêng tươi của Việt Nam, tăng 91% về lượng và tăng 81,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Hiện sầu riêng tươi Việt Nam chiếm 39,2% tổng lượng sầu riêng tươi Trung Quốc nhập khẩu, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Cũng theo thông tin từ Bộ Công thương, mùa trồng trọt ở tỉnh Chanthaburi - một trong những vùng sản xuất sầu riêng chính của Thái Lan, thường kéo dài từ tháng 3 - tháng 6 hàng năm. Tuy nhiên, nhiệt độ tại địa phương đã dao động quanh mức 40 độ C trong nhiều tuần và hạn hán sau đó gây ảnh hưởng đến cây sầu riêng.
Thời tiết nắng nóng khiến những quả sầu riêng chưa hái bị tách ra trên cây. Một số hộ dân đã phải mua nước để tưới cho trang trại, dẫn đến chi phí tưới tiêu cao. Sầu riêng được định giá dựa trên trọng lượng và kích thước, nhưng nhiệt độ cao đã đẩy nhanh quá trình chín, khiến sầu riêng có kích thước và chất lượng kém.
Trong những tháng vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đang có có các giải pháp hỗ trợ nông dân trồng sầu riêng ở phía đông nước này khi hạn hán kéo dài đang đe dọa làm hỏng vụ sầu riêng tại khu vực. Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan có nhiệm vụ cung cấp nước cho các trang trại; trong khi Cục Khuyến nông được yêu cầu hướng dẫn để giúp nông dân đối phó với điều kiện khô hạn.
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, cho rằng xuất khẩu sầu riêng Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng khi có lợi thế sản xuất quanh năm. Nông dân trồng sầu riêng đã làm chủ kỹ thuật canh tác rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch.
"Vấn đề khó hiện nay là số lượng mã số vùng trồng được cấp là quá ít cho với nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc", ông Nguyên nói.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Việt Nam đang có 768 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc và đang có hơn 700 mã số khác đang chờ Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyêt.
Mới đây, ngành sầu riêng tiếp tục đón nhận thêm tin vui. Tại cuộc tọa đàm giữa Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung và Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Triệu Tăng Liên về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại nông sản diễn ra tại Hà Nội ngày 6.6 vừa qua, đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc cam kết sẽ sớm hoàn tất các thủ tục để ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng đông lạnh của Việt Nam.