Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Của Việt Nam

Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Của Việt Nam

Cập nhật lần cuối vào 05/11/2023

Cập nhật lần cuối vào 05/11/2023

Nhu cầu nhân lực trong ngành lớn

Các công việc ngành Quan hệ Quốc tế đang có nhu cầu cao. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi xem xét sự phát triển không ngừng của quá trình toàn cầu hóa và cách thức các công ty hợp tác xuyên biên giới và cố gắng mở rộng tại các thị trường và quốc gia mới. Ví dụ, chỉ riêng ở Mỹ, Cục Thống kê Lao động tuyên bố rằng các vị trí việc làm Quan hệ Quốc tế dự kiến sẽ tăng 5% cho đến năm 2028.

Thật khó để xác định mức lương chung các công việc Quan hệ Quốc tế. Bởi nó phụ thuộc vào công việc bạn làm là gì, vị trí nào và quốc gia nơi bạn làm việc cũng như các yếu tố khác. Tuy nhiên, chúng tôi có thể nói rằng sự nghiệp trong Quan hệ quốc tế thường mang lại thu nhập rất tốt. Theo dữ liệu từ Glassdoor, đây là mức lương trung bình cho một số công việc phổ biến nhất trong lĩnh vực này:

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo điểm chuẩn công bố của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Xét kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG TP HCM

Dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 và đạt kết quả từ 600 điểm trở lên, sẽ đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào HIU.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở, làm việc trong môi trường Chính phủ

Sinh viên tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế thường làm việc với các chính phủ, các tổ chức tư nhân hoặc công lập, các tổ chức phi chính phủ, Liên hợp quốc (UN), EU (Liên minh châu Âu) hoặc các công đoàn tương tự hoặc các tổ chức liên chính phủ.

Một số chức danh công việc phổ biến nhất cho sinh viên tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế là: nhà ngoại giao, nhà phân tích đối ngoại, chuyên gia nhập cư, luật sư quốc tế, nhà phân tích chính trị, nhà phân tích tình báo, nhân viên viện trợ quốc tế.

Lý do nên theo học ngành Quan hệ Quốc tế tại HIU

Ngành Quan hệ Quốc tế của HIU (Mã ngành:7310206) xét tuyển theo 5 phương thức với 4 tổ hợp môn gồm:

Tại sao nên chọn học ngành Quan hệ Quốc tế?

Trong một thế giới toàn cầu hóa, có nhiều lý do tuyệt vời để chọn học ngành quan hệ quốc tế. Ngành quan hệ quốc tế nhận được sự quan tâm từ nhiều bạn sinh viên, bởi một trong những lý do sau:

Các phương thức xét tuyển vào HIU năm 2024:

– Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ: HK1 (lớp 11) + HK2 (lớp 11) + HK1 (lớp 12) từ 18 điểm trở lên.– Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn (trong tổ hợp dùng để xét tuyển) của năm lớp 12 từ 18 điểm trở lên.– Xét học bạ theo điểm trung bình cả năm lớp 12 từ 6.0 trở lên.

Xét kết quả kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test)

Xét tuyển thí sinh bằng điểm kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test) từ 800 điểm trở lên.

Phương thức xét tuyển thẳng đối với tất cả các ngành dựa trên hình thức phỏng vấn và các điều kiện theo yêu cầu của từng ngành.

Thí sinh đăng ký xét tuyển có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại HIU hoặc đăng ký trực tuyến tại website trường theo đường link: https://xettuyen.hiu.vn/

Xem thêm thông tin chi tiết khoa Khoa học Xã hội HIU.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, đừng ngại liên hệ đến Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng qua các kênh sau nhé:

Cơ sở 1: 215 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Cơ sở 2: 120 Hòa Bình, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM

Facebook: https://www.facebook.com/hiu.vn/

Email: [email protected][email protected]

Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam

Trong giai đoạn 2012 - 2022, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 10 năm qua đạt trên 2.000 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm: dệt may, điện tử, giày dép, nông sản, thủy sản, dầu khí và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ... Trong đó, dệt may và điện tử là hai ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Bên cạnh đó, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng mạnh trong giai đoạn này, chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu, vật tư, thiết bị và máy móc phục vụ cho sản xuất và đầu tư. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong 10 năm qua đạt khoảng 1.900 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam bao gồm: máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, hóa chất, dầu thô và các sản phẩm năng lượng. Trong đó, máy móc thiết bị là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất, chiếm hơn 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cán mốc 730,21 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm trước, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao (tăng trên 8%). Cán cân thương mại cả năm tiếp tục vị thế xuất siêu trong các năm trước; mức thặng dư hàng hoá đạt 12,4 tỷ USD (Bộ Công Thương, 2023). Thành tích này giúp Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.

Nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất nhập khẩu, Việt Nam đã duy trì được thặng dư thương mại liên tục từ năm 2016 đến nay. Đây là kết quả của việc Việt Nam đã ký kết và thực hiện hiệu quả nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn như: ASEAN, EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Các FTA này đã mở rộng cơ hội xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam, giảm thiểu rào cản thương mại và tăng cường tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Xuất nhập khẩu không chỉ mang lại thu nhập cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp, mà còn tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam có sự đa dạng, duy trì tăng trưởng tại các thị trường truyền thống và mở rộng sang các thị trường mới. Thị trường xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có ký kết FTA với Việt Nam. Xuất khẩu sang một số thị trường là đối tác FTA tăng cao như: ASEAN đạt 34 tỷ USD, tăng 17,8% so với năm 2021; Canada đạt 6,3 tỷ USD, tăng 19,8%; Hàn Quốc đạt 24,3 tỷ USD, tăng 10,7%; Nhật Bản đạt 24,2 tỷ USD, tăng 20,4%; Ấn Độ đạt 8 tỷ USD, tăng 26,8%; Australia đạt 5,6 tỷ USD, tăng 26,2%; EU đạt 46,8 tỷ USD, tăng 16,7% (Bộ Công Thương, 2023).

Hoạt động nhập khẩu cũng tăng trưởng tốt, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu cả năm 2022 của Việt Nam đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm trước. Trong đó, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 9,9%; nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI tăng 6,7%. Nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, linh kiện thiết bị cần nhập khẩu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng là chủ yếu trong trị giá hàng nhập khẩu, đạt 316,7 tỷ USD, chiếm 88,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu (Bộ Công Thương, 2023).

Khó khăn và thách thức đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh mới

Bên cạnh nhiều thành tích ấn tượng đã đạt được, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định. Từ tháng 9/2022, xuất khẩu bắt đầu xu hướng giảm. Bình quân 4 tháng cuối năm 2022, xuất khẩu đạt 29,7 tỷ USD/tháng, giảm 9,7% so với mức bình quân tháng 3 đến tháng 8/2023. Xuất khẩu các mặt hàng điện thoại, máy vi tính, linh kiện điện tử có xu hướng chững lại. Nếu không tính điện thoại và mặt hàng máy vi tính, linh kiện điện tử, phụ kiện, xuất khẩu năm 2022 tăng 12,9% so với năm 2021, cao hơn mức tăng 10,6% của tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp FDI. Năm 2022, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 11,8% so với năm 2021 trong khi xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chỉ tăng 6,8% (Bộ Công Thương, 2023).

Trong bối cảnh hiện nay, xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp phải những khó khăn và thách thức nhất định. Xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua chưa phát triển bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do phụ thuộc nhiều vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua vẫn còn tập trung vào chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Việt Nam chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu của nước ta hiện nay vẫn còn dựa vào việc khuyến khích khai thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm. Tình trạng nhập khẩu thiết bị lạc hậu, thực phẩm kém chất lượng, hóa chất nguy hại qua các cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia vẫn còn tồn tại (Nguyễn Văn Hội, 2023).

Một thách thức nữa là sự gia tăng của các rủi ro thương mại. Việt Nam đã ký kết nhiều FTA với các đối tác lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Những FTA này đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và tăng cường cạnh tranh. Tuy nhiên, những FTA này cũng đặt ra những yêu cầu cao về nguồn gốc hàng hóa, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và quyền lao động. Nếu không tuân thủ những yêu cầu này, Việt Nam có thể bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc bị kiện trước các tòa án quốc tế.

Giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh mới

Xuất nhập khẩu là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới là: Xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, hài hòa, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững… (Thủ tướng Chính phủ, 2022). Để duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, cần có những giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, tăng cường hợp tác với các đối tác thương mại quan trọng, như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN và các nước trong khu vực. Việt Nam cần tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã ký kết hoặc đang đàm phán, như CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), để mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm thuế quan và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. Để làm được điều này, Việt Nam cần nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa, tuân thủ các quy định về nguồn gốc và tiêu chuẩn kỹ thuật, pháp lý của các thị trường nhập khẩu. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận thông tin, tài chính và công nghệ để tham gia vào xuất nhập khẩu.

Thứ hai, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Cần đầu tư vào công nghệ, nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra chất lượng, an toàn và tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu, để đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính và tránh bị áp đặt các biện pháp phòng vệ thương mại.

Thứ ba, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành xuất nhập khẩu. Việt Nam cần có chính sách thu hút, đào tạo và giữ chân các nhân viên có trình độ cao, kỹ năng chuyên môn và ngoại ngữ cho ngành xuất nhập khẩu. Đồng thời, nâng cao ý thức và kiến thức về thương mại quốc tế của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để họ có thể tiếp cận các thông tin, cơ hội và nguồn lực hỗ trợ xuất nhập khẩu.

Thứ tư, cải thiện môi trường kinh doanh và hạ tầng hỗ trợ xuất nhập khẩu. Việt Nam cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí và thời gian cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Thêm vào đó, cần xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng giao thông, logistics, bưu chính viễn thông và thanh toán quốc tế, để giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả cho ngành xuất nhập khẩu.

Thứ năm, đẩy mạnh công nghệ số và sáng tạo: Việt Nam cần khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ số vào sản xuất và kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới và sáng tạo, phục vụ nhu cầu của thị trường toàn cầu. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa trong quản lý, vận hành và giám sát hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian và rủi ro, cũng như tăng khả năng tiếp cận và phản hồi nhanh chóng với thị trường.

Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng và phát triển các nền tảng thương mại điện tử cho xuất nhập khẩu. Đây là kênh giao dịch tiềm năng, giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng và đối tác mới, cũng như tận dụng các cơ hội hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số.

Thứ sáu, nâng cao năng lực và chất lượng của nguồn nhân lực xuất nhập khẩu. Đây là yếu tố then chốt để đáp ứng nhu cầu và thách thức của chuyển đổi số. Cần có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng cho người lao động xuất nhập khẩu, đặc biệt là về công nghệ thông tin, tiếng Anh và kỹ năng mềm.

Thứ bảy, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách và thủ tục hành chính liên quan. Điều này sẽ góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và thuận tiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng như khuyến khích sự đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 10/2023