TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT CÔNG ĐOÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT CÔNG ĐOÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Mặc dù đã bị đình chỉ hoạt động vì không đảm bảo PCCC, tuy nhiên theo ghi nhận của PV, Công ty TNHH XNK Thép Việt Thái (có địa chỉ tại thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) vẫn ngang nhiên hoạt động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, mất an toàn.
Lê Cơ sinh ra ở làng Phú Lâm, huyện Lễ Dương (nay thuộc xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước) trong một gia đình trung nông. Gia đình khá giả nên từ nhỏ ông được ăn học chu đáo, nhưng vì sống ở vùng miền núi khó khăn cách trở nên ông chỉ học đến trường Ba. Ông không đi thi tú tài mà ở làng làm nông. Lê Cơ vốn tính tình bộc trực, ngay thẳng, không sợ cường quyền. Trong thời gian thôi học về nhà, ông đã nhiều lần thưa kiện bọn cường hào tới tận tòa tỉnh.
Năm 1903, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp khởi xướng cuộc vận động Duy Tân. Lúc này tại làng Phú Lâm, Lê Cơ ra nhận chức Lý trưởng, ông suy nghĩ “Túng bất năng hành chi thiên hạ, do khả nghiệm chi nhất hương” (Nếu không làm được việc lớn cho thiên hạ thì cũng làm những việc đúng trong một làng). Với chí hướng ấy và tiếp thu tư tưởng dân chủ, hơn nữa làng Phú Lâm lại là nơi gần làng Thạnh Bình, quê của Huỳnh Thúc Kháng và đặc biệt Lê Cơ rất gần gũi với Tây Hồ Phan Châu Trinh bởi cụ Phan là người anh em cô cậu với ông.
Trong bối cảnh nước nhà bị nô lệ, nạn cường quyền áp bức làm cho đời sống nhân dân cơ cực, Lê Cơ nhận thấy việc cải cách xã hội, làng xã là việc cần thiết, trước hết là để tự cường, sau đó xây dựng nền dân chủ để cứu nước. Lê Cơ đã sớm hưởng ứng tham gia phong trào Duy Tân và cho đến khi thực sự nắm quyền ở làng, ông mới có điều kiện bắt tay thực hiện công cuộc cải cách trọng tâm là lập trường tân học, mở mang dân trí cho dân. Ngày 25-12-1903, Lê Cơ đưa đơn lên tri phủ Thăng Bình xin mở tiệm buôn tạp hóa và trường dạy chữ quốc ngữ. Được đồng ý, ông hô hào nhân dân trong xã đóng góp tiền của, công sức xây dựng một trường học ở phái giữa làng Phú Lâm. Ngày 30-4-1904, Trường quốc ngữ Phú Lâm khai giảng dạy nam giới học, ban ngày dạy thanh niên, tối dạy trung niên, ngày chủ nhật dân trong làng và các vùng lân cận đến nghe diễn thuyết, nghe thơ, nghe nói vè, đánh cờ... Năm 1915, số người trong làng và vùng xung quanh xin học quá đông, Lê Cơ lập thêm 4 trường ở 4 phái dạy nam giới học chữ quốc ngữ, trường phái giữa chuyển sang dạy nữ thanh thiếu niên.
Chương trình học lúc bấy giờ gồm nhiều môn như lịch sử, địa lý, hát, vẽ, toán đố. Dần dần một số thanh niên được học tiếng Pháp và tiếng Nhật, đặc biệt trường Phú Lâm còn dạy quân sự, rèn luyện sức khỏe cho học sinh dưới hình thức thể thao, luyện võ. Lúc này, học sinh của trường trai, gái trên 100 người, việc học tập ở trường tân học Phú Lâm càng phát triển mạnh mẽ. Năm 1905 ở Phú Lâm chỉ có vài ba người biết chữ thì sau 3 năm mở trường tân học, năm 1908, trong 1.200 dân của xã, với khoảng 850 người từ 14 tuổi trở lên thì có hơn 650 người biết đọc, biết viết thông thạo chữ quốc ngữ.
Trường Phú Lâm trở thành trường tân học đầu tiên của phong trào Duy Tân và cũng là trường đầu tiên ở Quảng Nam và cả nước dạy nữ học sinh. Ngoài việc thành lập trường Phú Lâm, Lê Cơ tham gia cùng với các nhân sĩ Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh vận động thành lập Trường Dục Thanh (trường tân học ở Phan Thiết). Tại quê hương - làng Phú Lâm, Lê Cơ cũng tích cực thực hiện cải cách xã hội. Ban đêm, ông tổ chức họp dân theo từng phái để diễn thuyết, đọc cho dân nghe những bài thơ cổ xúy tinh thần yêu nước, vận động mọi người mặc áo tây, cắt tóc ngắn và chính ông là người đứng đầu trong hội mặc đồ tây ở Quảng Nam.
Mỗi khi nhắc đến phong trào Duy Tân vào những năm đầu thế kỷ XX, không ai có thể quên tam kiệt: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, những người mà tên tuổi của họ đã gắn liền với phong trào. Nhưng ngoài những nhà khởi xướng, lãnh đạo lỗi lạc đó, còn có một người cũng vang danh vì sự nghiệp cải cách trên chính quê hương mình, người đó là Lê Cơ. Với tư tưởng “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, ông đã trở thành người tiên phong thực hiện phong trào Duy Tân tại quê mình, rồi sau đó nhân rộng ra đến 30 xã, thôn trong vùng. Và ông nhanh chóng biến làng Phú Lâm hẻo lánh thành một làng duy tân “kiểu mẫu” đầu tiên của cả nước ở đầu thế kỷ XX, với đủ các tổ chức như nông đoàn, công hội, hợp xã, thương cuộc, bảo hiểm...
Từ hình mẫu Lê Cơ với những thành tựu mà ông tạo dựng được tại quê nhà, cho ta một đánh giá: Tất cả tư tưởng canh tân, cải cách; mọi khát vọng cho một quốc gia phú cường, dù ở một đơn vị thấp nhất là cấp làng xã, thì vẫn cần một cá nhân điển hình, một người tâm huyết, yêu quê hương xứ sở, có quyết tâm muốn biến cải cuộc đời mình và nhân quần. Nếu không phải là con người phi thường thì đã chẳng dám làm những việc kinh thiên động địa như vậy ở giữa một nơi không xa kinh thành Huế là mấy. Vì thế, với hậu thế hôm nay, ông là nhân vật tiêu biểu trong đêm trước xiết bao khó nhọc của buổi bình minh mà thế hệ ông trằn trọc chuẩn bị cho dân tộc.
Con biết không, mỗi phụ nữ ai cũng có mơ ước một ngày được thực hiện thiên chức cao cả là làm mẹ. Với nhiều người khác, đó chỉ là chuyện đơn giản. Nhưng với mẹ, chuyện đó sao khó khăn và vất vả quá. Mẹ cũng giống như bao người mẹ hiếm muộn khác, mẹ mơ ước được một lần được nhìn thấy con, được ôm con, được nghe con nói, được thấy con cười…
Mẹ đã chờ con mỏi mòn sau một năm ba mẹ kết hôn. Rồi qua năm thứ hai, ba mẹ lại tiếp tục an ủi, động viên nhau. Sang năm thứ ba lại tiếp tục chờ đợi và hy vọng. Mẹ sợ nhất mỗi lần tết đến lại bị họ hàng hỏi: “Có tin gì vui chưa?”; hay bạn bè, đồng nghiệp thường chúc: “Sớm có em bé”. Dù biết rằng đó là thiện chí của tất cả người thân, nhưng sao mẹ vẫn cảm thấy tổn thương, thấy chạnh lòng và tự trách bản thân mình nhiều lắm. Mãi đến năm thứ sáu vì quá sốt ruột nên ba mẹ đã tìm đến các bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ, với mong muốn được sự hỗ trợ của y học tiến bộ sẽ giúp cho ba mẹ sớm tìm thấy con.
Từ ngày bước chân đến bệnh viện, đó cũng là ngày bắt đầu cho cả một hành trình dài với những lo lắng, đớn đau cả thể xác lẫn tinh thần, thậm chí mẹ đã chuẩn bị sẵn tâm lý sẽ nguy hiểm đến tính mạng trong quá trình điều trị. Sau khi làm đủ các loại xét nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ được bác sĩ chỉ định uống thuốc, chích thuốc và làm theo phác đồ điều trị của phương pháp nuôi trưởng thành trứng non IVM. Đây là một phương pháp mới thời bấy giờ với xác suất thành công chỉ khoảng 35%, nhưng mẹ cứ tin là mẹ sắp được gặp con rồi vậy đó!
Mỗi lần tiêm thuốc, hay mỗi lần bác sĩ điều trị là một lần mẹ phải chịu rất nhiều đau đớn, có lúc tưởng chừng như ngất đi không chịu đựng được. Những lúc như vậy, mẹ lại vận dụng trí tưởng tượng của mình để tin rằng mẹ sắp gặp được con, mẹ tự động viên mình hãy cố lên, rồi phép màu sẽ đến.
Bác sĩ thông báo mẹ có 6 phôi trong bụng và 14 ngày sau mới được thử que và thăm khám lại. Mỗi ngày trôi qua cứ dài như một thế kỷ, mẹ không dám đi lại nhiều, không dám cả vận động mạnh vì sợ con sẽ không ở lại bên mẹ. Rồi mẹ không thể chờ đợi lâu được nữa, chỉ qua ngày thứ 12 là mẹ vội vàng lén ba mua que thử thai. Đó là cảm giác mà mẹ chưa bao giờ và không bao giờ quên được. Trước khi thử, mẹ đã nguyện cầu rất nhiều, nguyện cầu mỗi ngày, mỗi đêm, mẹ cầu xin có một phép màu nào đó hãy đến với mẹ.
Lúc mới nhìn kết quả, con biết không, mẹ đã không khỏi thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng và khóc thật to, chỉ có 1 vạch trên que thử thai thôi. Mẹ ngồi bất động trong nhà vệ sinh để trách cứ ông trời sao bất công với mình quá. Bao nhiêu công sức, thời gian, tiền của, sức khỏe và cả tính mạng của mẹ thời gian qua coi như là uổng phí.
Thế nhưng, con có biết điều gì đã xảy ra không? Tất cả cứ như một phép màu trong những câu chuyện cổ tích. Sau một hồi khóc chán, mẹ nhìn lại que thử thai thì thấy có 2 vạch hiện lên, dù rằng vạch thứ 2 chỉ mờ mờ thôi.
Lúc đó, tim mẹ như ngừng đập, mẹ không dám tin vào những gì đang diễn ra trước mắt. Mẹ trấn tĩnh một hồi, chờ thêm một chút nữa cho 2 vạch hiện lên thật rõ ràng rồi mới dám thông báo với ba con. Sau đó, mẹ lại tiếp tục thử thêm 2 lần nữa để tin rằng đó không phải là một giấc mơ.
Đúng 14 ngày như lịch đã hẹn, mẹ trở vào bệnh viện để thử máu. Rồi bác sĩ cho mẹ uống thuốc dưỡng thai hẹn đến tuần thứ 6 sẽ kiểm tra tim thai. Bác sĩ nói tới lúc đó thì mẹ mới dám khẳng định chính xác.
Thời gian với mẹ lúc này sao mà chậm chạp trôi qua đến vậy, bởi bác sĩ nói khi nào nghe được tim thai thì mới chắc chắn. Lại là những chuỗi ngày lo âu, chờ đợi…
Rồi cảm giác thật sung sướng và tuyệt vời khi mẹ nghe được tiếng tim con đập, được thấy hình ảnh mấp máy qua màn hình siêu âm, một cảm xúc thật lạ mà mẹ cứ ngỡ trong mơ.
Những tháng ngày tiếp theo cũng là những chuỗi ngày lo lắng và bất ổn, bởi mẹ được bác sĩ thông báo, mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Điều này có nghĩa là mẹ phải hạn chế và kiểm soát vấn đề ăn uống. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, đặc biệt nếu lượng đường trong máu người mẹ quá cao sẽ nguy hiểm đến cả tính mạng của con.
Những tháng cuối thai kỳ, mẹ phải nhập viện vì lượng đường quá cao. Mẹ rất khó khăn và đau đớn mỗi khi vận động. Đến lúc này, mẹ thực sự cảm thấy đuối sức, mẹ có cảm giác ông trời thử thách mẹ quá nhiều. Thế nhưng, mẹ lại nghĩ đến con, đến ngày mẹ con mình được gặp nhau. Vậy là mẹ lại gắng gượng và niềm hy vọng lại được thắp lên trong tâm trí mẹ.
Thế rồi, một bất ngờ khác nữa lại ập đến khi con chào đời sớm hơn ngày bác sĩ và mẹ dự tính, sớm hơn cả 3 tuần trước đó. Được sự giúp sức của bác sĩ, sau bao nỗ lực và mệt nhoài, tưởng như không còn thở được nữa thì mẹ bỗng bừng tỉnh khi nghe tiếng con khóc oe oe, cùng với tiếng bác sĩ bên tai: “Chúc mừng mẹ đã thành công. Là con gái, 2 kilo 7 nhé!”.
Vâng! Cuối cùng thì mẹ đã thành công, thành công trên hành trình tìm kiếm con đầy gian nan và thử thách. Mẹ vẫn luôn giữ cái que thử thai 2 vạch đó cùng với những giấy tờ siêu âm, những hình ảnh liên quan đến giai đoạn thai kỳ của con, đó sẽ là những kỷ niệm suốt cuộc đời mẹ không thể nào quên.
Mẹ cũng luôn trân trọng và thầm cảm ơn các bác sĩ và nền y học tiến bộ đã giúp cho mẹ con ta có ngày được gặp nhau. Mẹ cũng mong rằng, các gia đình hiếm muộn hãy luôn kiên trì, nhẫn nại để vượt qua những chặng đường khó khăn ở phía trước. Hãy giữ vững niềm tin, rồi phép màu sẽ đến.
Ấn tượng đầu tiên khi bước vào Trường THCS Minh Lập, thị xã Chơn Thành là khoảng không gian xanh mát của các loại cây trong khuôn viên trường. Những hàng xà cừ vươn mình tỏa bóng che đi cái nắng cuối tháng 5; những hàng cây dầu đang trong giai đoạn căng tràn sức sống; ở một góc sân trường, cây phượng nở hoa rực rỡ báo hiệu hè về; trong các bồn cây, những khóm hoa và cỏ xanh mơn mởn phủ kín mặt đất... Tất cả góp phần tạo nên cảnh quan ngôi trường xanh - sạch - đẹp cho học sinh thoải mái học tập, vui chơi.
Em Nguyễn Phạm Hồng Nhung, học sinh lớp 9D, Trường THCS Minh Lập cho biết: “Được học tập trong môi trường có nhiều cây xanh, em cảm thấy khỏe mạnh hơn. Sau những giờ học căng thẳng, chúng em có không gian để vui chơi, thư giãn hoặc xem bài mới, chuẩn bị cho tiết học sau được tốt hơn”.
Khuôn viên Trường THCS Minh Lập rợp bóng cây xanh
Các em học sinh học tập, vui chơi dưới tán cây xanh mát
Còn với em Phan Thanh Hào, học sinh lớp 9B, điều em nhớ nhất khi rời xa mái Trường THCS Minh Lập, ngoài thầy cô, bè bạn là khoảng sân rợp bóng cây xanh. Hào nhắn nhủ: “Mong các em lớp sau giữ gìn vệ sinh thật tốt, không xả rác bừa bãi, chịu khó chăm sóc cây xanh để ngôi trường thân yêu ngày càng xanh - sạch - đẹp hơn”.
Theo cô Nguyễn Thị Hảo, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Lập, trường được thành lập cách đây 23 năm. Ngay sau khi thành lập, các thế hệ giáo viên và học sinh đã chú trọng việc trồng cây xanh. Đến nay, khuôn viên trường rợp bóng mát. Nhà trường cũng thường xuyên giáo dục học sinh nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn cây xanh. “Chúng tôi giao từng lớp học và thầy cô chủ nhiệm chăm sóc cây xanh của trường. Đặc biệt theo chu kỳ 3 tháng, 6 tháng, đầu mùa mưa, chúng tôi cắt tỉa những cây sâu bệnh, những cành cao để giảm thiểu nguy cơ có thể gây mất an toàn đối với học sinh” - cô Hảo cho hay.
Kể từ khi di dời đến vị trí hiện tại, ngoài sự đầu tư của Nhà nước, Trường mầm non Sao Mai, thị xã Chơn Thành đã thực hiện công tác vận động, xã hội hóa các nguồn lực để trồng cây, tạo không gian xanh trong trường học. Đối với bậc mầm non, những mảng xanh này còn là “học cụ” quan trọng trong hoạt động giáo dục. Giờ hoạt động ngoài trời, trẻ được cô giáo hướng dẫn tìm hiểu về những loại cây cỏ và côn trùng, nhặt lá cây làm đồ chơi xếp hình, tập đếm, tham gia tưới cây, nhổ cỏ, giữ gìn vệ sinh môi trường. Với những hoạt động thiết thực như vậy, trẻ hình thành ý thức, trách nhiệm về trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu thiên nhiên, bảo vệ “lá phổi xanh” của trái đất trong tâm hồn trẻ.
Giờ hoạt động ngoài trời của các bé Trường mầm non Sao Mai
Các bé chơi trò chơi cùng cô dưới bóng cây râm mát
Cô Hoàng Thị Đông Trang, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Mai khẳng định: “Dạy trẻ chăm sóc, bảo vệ cây xanh có nhiều lợi ích. Thứ nhất, trẻ sẽ hình thành ý thức lao động vừa sức mình. Thứ hai, trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, không ngắt hoa, bẻ cành và biết nhắc nhở bạn bè khi đến nơi công cộng không được giẫm lên cỏ, hoa hoặc không tự ý bẻ, ngắt hoa. Thứ ba, giúp trẻ nhận thức được phải biết yêu quý và bảo vệ cây xanh để môi trường ngày càng tốt đẹp hơn”.
Các bé Trường mầm non Sao Mai thích thú tìm hiểu các loại cây trồng và nhổ cỏ cùng cô - Ảnh: Ðặng Hùng
Các cô Trường mầm non Sao Mai trồng cây trong khuôn viên trường
Thầy Nguyễn Văn Diễn, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Chơn Thành cho biết: Thời gian qua, nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của ngành chức năng, ngành GD&ĐT thị xã Chơn Thành đã phát động và duy trì rất tốt phong trào trồng cây trong trường học.
“Hiện nay, gần 100% trường học trên địa bàn thị xã đã được phủ xanh. Chúng tôi luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc trồng cây và vai trò cây xanh trong trường học. Trồng cây xanh không chỉ tạo ra ngôi trường thân thiện, giúp học sinh vui chơi, học tập thoải mái mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ trái đất mãi xanh”.
Thầy NGUYỄN VĂN DIỄN, Trưởng phòng GD&ÐT thị xã Chơn Thành